Nghệ thuật đàm phán giúp bạn thuyết phục đối tác tuyệt đối thành công

Đối với giới kinh doanh, đàm phán được ví như yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của quá trình thương thuyết. Bạn có thể nhìn thấy rằng, việc đàm phán diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Từ ký kết hợp đầu trị giá vài triệu đô la Mỹ đến việc giải quyết những chuyện phát sinh dù là nhỏ nhặt nhất tại công ty. Có ai đó đã từng nói linh hồn của cuộc giao tiếp là đàm phán, người  có khả năng thương thuyết, đàm phán sẽ có khả năng thành công hơn những người khác. Để thành công trong một thương vụ, người doanh nhân phải hài hòa trong mọi yếu tố, và để đi đến cái bắt tay đồng ý sau mỗi cuộc thương lượng mất rất nhiều thời gian. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu về đàm phán – nghệ thuật giúp bạn thuyết phục đối tác tuyệt đối thành công!

nghệ thuật đàm phán

Đàm phán là gì? Những hình thức đàm phán

Đàm phán được nói cho dễ hiểu là cách thuyết phục người khác để đạt được cái mình muốn có từ họ. Đàm phán là quá trình tiến hành trao đổi, thảo luận song phương hay đa phương để đạt được thỏa thuận. Đàm phán là để tìm sự thống nhất về quyền và lợi ích của các bên. Giải quyết các mâu thuẫn còn tồn đọng về vấn đề chung để đi đến quyết định thống nhất.

Đàm phán được tiến hành qua 3 hình thức sau:

  • Đàm phán kinh doanh qua thư tín
  • Đàm phán kinh doanh qua điện thoại
  • Đàm phán kinh doanh bằng cách gặp gỡ trực tiếp

Xem thêm về Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh

Những nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật đàm phán

Mỗi người sẽ có riêng cho mình những kỹ năng và nguyên tắc riêng khi tiến hành đàm phán. Nhưng có một số các nguyên tắc cơ bản sau, giúp cho bạn dễ tiến tới cuộc đàm phán thành công:

  • Đây phải là hoạt động tự nguyện, không tiến hành trên khi bị ép buộc
  • Hai bên/ các bên đều muốn thay đổi tình hình hiện tại và muốn đi đến sự thống nhất chung về vấn đề đó
  • Có nhiều cuộc đàm phán có thể không phải kết thúc bằng sự thỏa thuận. Không đạt được thỏa thuận đôi khi lại là một kết quả tốt.
  • Thời gian là một yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả của cuộc đàm phán.
  • Kết quả hoàn hảo của cuộc đàm phán là cải thiện được tình hình hiện tại của tất cả các bên tham gia.
  • Tiến trình bị ảnh hưởng bởi những người đàm phán của các bên.

Nghệ thuật đàm phán thành công

Không phải để dễ dàng tiến tới cuộc đàm phán thành công, đó là cả nghệ thuật. Sau đây là một số lưu ý bạn cần để tâm để có thể đàm phán thành công:

Tạo ấn tượng ban đầu

Ấn tượng ban đầu rất có ảnh hưởng đến cái nhìn người khác nhìn bạn có thiện cảm hay không? Nó sẽ quyết định thái độ và không khí của cuộc đàm phán. Hãy tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp, xây dựng hình ảnh chỉnh chu, chuyên nghiệp, mang lại cảm giác tin tưởng cho người khác. Bên cạnh đó hãy tiếp đón đối phương bằng thái độ vui vẻ, cởi mở. Ấn tượng ban đầu tốt đẹp sẽ mang lại kết quả tích cực cho cuộc đàm phán.

Chú ý cử chỉ, thái độ trong quá trình đàm phán

Hãy tạo thiện cảm cho đối phương bằng cách chú ý cử chỉ, thái độ trong cuộc thương lượng. Giọng nói ấm áp, nụ cười thân thiện được xem là một điểm cộng tuyệt vời. Điều đó thể hiện cho đối phương thấy sự đánh giá cao và tôn trọng của bạn với họ, sẽ giúp cho cuộc đàm phán trở thành dễ dàng hơn rất nhiều.

Xác định mục tiêu và kiên trì để đạt được mục tiêu đó

Khi bước vào bàn đàm phán, bạn phải xác định được mục tiêu của mình trong cuộc đàm phán này. Phải bám sát vào mục tiêu của mình để đem lại kết quả như ý muốn. Kiên trì đeo đuổi mục tiêu từ ban đầu của mình, có như vậy, bạn mới không bị đối phương dẫn dắt vào kết quả bạn không mong muốn.

Lắng nghe đối tác của bạn

Lắng nghe là kỹ năng rất cần thiết trong quá trình đàm phán. Lắng nghe tốt giúp bạn linh hoạt hiểu được chú ý đối phương. Khi đó, bạn sẽ kiểm soát được tất cả các tình huống có thể xảy ra. Nắm được kỹ năng này, kết quả cuộc đàm phán sẽ gần với kết quả mà bạn mong mỏi.

Xem thêm về Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Nói lên quan điểm một cách khôn khéo, linh hoạt

Hãy biết cách trình bày quan điểm và lập trường của mình một cách khôn khéo và thông minh nhất. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn và thể hiện được bản lĩnh của mình.

Có tư duy sẵn sàng thỏa hiệp

Có nhiều cuộc đàm phán có thể không phải kết thúc bằng sự thỏa thuận.  Không đạt được thỏa thuận đôi khi lại là một kết quả tốt. Và đôi khi thỏa hiệp không có nghĩa là thua cuộc. Đàm phán là cả một quá trình “cho và nhận”, đôi khi để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài thì sự hy sinh đôi chút về lợi ích trong phạm vi cho phép là hoàn toàn xứng đáng.

Tổng quan về nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

Đàm phán là một nghệ thuật quyết định trong kinh doanh. Sau đây là một số nghệ thuật đàm phán mà bạn có thể tham khảo:

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng

 Nắm bắt được tâm lý và mục tiêu của đối phương sẽ giúp bạn nắm bắt được điểm yếu và điểm mạnh của đối phương. Từ đó tìm ra những mấu chốt quan trọng để tiến tới cuộc đàm phán thành công. Nếu nắm bắt được suy nghĩ của đối phương, nhà kinh doanh có thể đưa ra các chiến lược và phương án tác chiến phù hợp nhằm giành được thế mạnh. Để thực hiện được điều này, bạn cần tìm hiểu cụ thể về đối phương, chú ý đến chi tiết nhỏ nhất, lắng nghe quan điểm, quan sát cử chỉ, lời nói và cảm xúc của đối phương. 

Biết kiểm soát cảm xúc

Kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bạn thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào. Là yếu tố đóng góp vào thành công để thuyết phục người khác. 

Thương trường không phải chiến trường

Khái niệm hợp tác win- win không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Các nước trên thế giới ngày càng có xu hướng mở của, kêu gọi hợp tác, các nhà đàm phán cũng hưởng ứng xu thế này. Một cuộc đàm phán không nhất định phải có kẻ thắng-người thua, cả hai bên đều có thể đạt được lợi ích nhất định. Do đó, không nên nhầm lẫn nghệ thuật đàm phán là một cuộc chiến mà nên coi đó là một cuộc trao đổi có thiện chí.

Mời bạn đọc xem thêm thông tin tại Xây dựng mối quan hệ để tìm được cho mình những phương pháp đàm phán hiệu quả nhất!

Bài viết liên quan

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Chia sẻ bài viết

Bài viết mới nhất