Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp – chìa khóa dẫn đến thành công!

Đã bao nhiêu lần bạn trong tình trạng mình đang trong cuộc hội thoại với người khác, bạn có cảm giác dường như họ không quan tâm đến những gì bạn đang nói với họ. Hoặc đã bao nhiêu lần ngồi xuống nghe người khác nói chuyện với mình mà tâm trí bạn đang lang thang ở nơi nào đó. Giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu trong hoạt động sống của con người, là chìa khóa để giải mã tất cả các mối quan hệ. Một trong những kỹ năng rất quan trọng của giao tiếp là kỹ năng lắng nghe. Biết lắng nghe là bạn đã có cơ hội 95% thành công trong mọi cuộc giao tiếp. Lắng nghe là kỹ năng cần rèn luyện và học tập. Tham khảo bài viết dưới đây để thu lượm một vài bí kíp về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp – chìa khóa dẫn đến thành công!

kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là gì?

Kỹ năng lắng nghe là một trong kỹ năng mà bạn rất cần để rèn luyện để tốt hơn cho cuộc sống hoặc công việc. Hãy duy trì sự kết nối với người đối diện, để người đối diện tin tưởng những điều bạn nói. 

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Kỹ năng lắng nghe quyết định 95% thành công trong mọi cuộc giao tiếp, đi kèm kiến thức và kỹ năng ăn nói. Và mặc dù nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là 1 kỹ năng cần phải rèn luyện và học tập mới có thể thành thạo.

Mời bạn đọc xem thêm về kỹ năng giao tiếp để có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả lắng nghe trong giao tiếp

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao đối phương cũng tỏ ra chăm chú lắng nghe bạn nhưng cuối cùng lại không thể nắm bắt điều bạn muốn truyền tải không? Đây là một nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả lắng nghe trong giao tiếp. Hãy tìm cách khắc phục những nguyên nhân này, để trở thành người lắng nghe thông minh

Bạn không/ thiếu tập trung

Không phải cứ ngồi nghe là đối phương cảm thấy bạn đang quan tâm tới họ. Lắng nghe thụ động khi mà người nghe ở trạng thái máy bay đang vận hành với chế độ không người lái, bạn nhìn thẳng vào mắt người đối diện, ngồi ngay ngắn, tỏ ra chăm chú lắng nghe nhưng đằng sau đôi mắt ấy là khoảng trống bao lâu. Đối phương có thể nhận ra tâm trí của bạn đang ở một nơi khác. Tập trung lắng nghe không chỉ là thái độ bên ngoài mà bạn còn phải suy nghĩ những điều đối phương nói để hiểu họ đang nói gì và có phản ứng kịp thời

Thiếu kỹ năng

Đã bao giờ bạn từng nghĩ là lắng nghe cũng cần kỹ năng không? Việc lắng nghe không phải là việc đơn giản mà ai cũng làm được. Con người ai cũng có xu hướng thể hiện bản thân mình và cho rằng chỉ khi nói đối phương mới hiểu được vấn đề bạn cần bày tỏ. Thế nhưng, lắng nghe cũng là nghệ thuật đấy. Lắng nghe giúp bạn chọn lọc thông tin, tiếp thu thông tin và tiếp thu hiệu quả.

Xem thêm về Kỹ năng quan sát trong giao tiếp

Nghe với mục đích phản bác

Tư duy lắng nghe để tìm ra điểm sai của người khác là quan điểm sai lần. Đây không phải cách để chúng ta phát triển bản thân mình. Thay vì lắng nghe để phản bác, ngược lại chúng ta nên tập trung lắng nghe để tìm kiếm những điều hay, những điều tích cực trong lời nói của họ để học hỏi.

Nghe phòng thủ

Có bao giờ bạn lắng nghe mà chỉ nghĩ về việc mình sẽ trả lời với người đối diện như thế nào không? những người lắng nghe kém chỉ tập trung vào lời nói của mình, không quan tâm nhiều đến lời nói của đối phương, trong lúc người đối diện nói thì họ lại suy nghĩ cho lời nói tiếp theo.Bạn cảm thấy lo lắng khi người khác gọi riêng mình để nói chuyện. Hay là chỉ suy nghĩ mình sẽ trả lời làm sao? Điều này tạo cho chúng ta có thói quen nghe phòng thủ và dẫn đến việc lắng nghe không hiệu quả.

Những nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả

Hãy tập trung vào câu chuyện mà bạn đang nói

Tập trung là yếu tố không thể thiếu trong cuộc giao tiếp. Bạn sẽ không thể tiếp thu những gì đối phương muốn truyền tải khi không có sự tập trung. Bên cạnh đó, việc bạn bị phân tâm bởi những thứ xung quanh và thiếu tập trung vào cuộc trò chuyện sẽ làm đối phương bị thiếu tôn trọng, cảm thấy khó chịu, khó lòng gây được thiện cảm.

Tham khảo thêm về cách tạo thiện cảm trong giao tiếp

Không được ngắt lời của người đối diện hoặc chen ngang vào lời đối phương nói

Thói quen ngắt lời người khác sẽ khiến cho bạn trong mắt người đối diện vô cùng bất lịch sự. Không chỉ có vậy, khi bị bạn ngắt lời sẽ khiến đối phương khó chịu, không còn muốn chia sẻ. Hãy đặt mình vào vị trí người khác để cảm nhận, chắc hẳn không ai muốn khi mình đang nói chuyện bị người khác ngắt ngang hoặc chen lời đúng không nào?

Học kỹ năng thấu hiểu khi lắng nghe 

Chắc hẳn ai cũng sẽ muốn nói chuyện với người hiểu mình, chẳng ai muốn nói chuyện với người không chịu thấu hiểu khi lắng nghe cả. Việc thấu hiểu đối phương sẽ giúp bạn tránh những lời nói làm phật lòng hoặc gây tổn thương cho họ.

Đặt câu hỏi phù hợp

Đặt câu hỏi một cách phù hợp, thông minh, tế nhị sẽ thể hiện bạn đang quan tâm câu chuyện của đối phương và thực sự lắng nghe họ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, không nên đừng những câu hỏi kiểu kết thúc câu chuyện hay những câu hỏi tế nhị mà có thể nói ra trong hoàn cảnh bình thường.

Không phán xét và ép buộc đối phương

Hãy lắng nghe câu chuyện của người đối diện với tâm lý cởi mở, không phán xét hay đưa ra nhận định tranh cãi về vấn đề của người khác. Đồng thời, không ép buộc đối phương phải tiếp nhận ý kiến của mình, không được mang tư tưởng bảo thủ của mình để lắng nghe câu chuyện của người khác. Tôn trọng những quan điểm cái nhận, hạn chế cái tôi của mình và tiếp thu ý kiến của người khác, điều đó sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn.

Bạn đọc có thể xem thêm những thông tin liên quan tại xây dựng mối quan hệ để trang bị thêm cho mình những kỹ năng giao tiếp hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Chia sẻ bài viết

Bài viết mới nhất