Mách nhỏ cho bạn bí kíp kiềm chế cơn nóng giận ngay tức

Kiềm chế cơn nóng giận là việc không phải ai cũng có thể làm được. Con người chúng ta rất dễ bị cảm xúc chi phối, đặc biệt khi nóng giận, chúng ta khó kiểm soát được hành vi của mình. Do đó việc kiềm chế được sự bực tức, nóng giận là một kỹ năng cơ bản mà chúng ta nên rèn luyện. Vậy bí kíp nào để có thể kiềm chế sự nóng giận?

kiem-che-con-nong-gian

Quản trị cảm xúc là gì?

Quản trị cảm xúc là cách thay vì để cảm xúc chi phối, ta dùng lý trí để điều khiển nó. Nếu quản trị cảm xúc tốt bạn hoàn toàn có thể thay đổi được hành động của mình theo hướng tích cực hơn.

Kiềm chế cơn nóng giận cũng là một phần của quản trị cảm xúc. Là cách dùng lý trí để kiểm soát không để cơn giận khiến ta mất kiểm soát và có những hành vi không đúng mực.

Tuy nhiên, bạn cần phân biệt quản trị và đè nén cảm xúc. Điểm khác biệt ở đây đó là quản trị cảm xúc vẫn cho phép ta thể hiện cảm xúc đó ở một mức độ nhất định chứ không phải cất giấu đi hoàn toàn.

Ảnh hưởng của những cảm xúc tiêu cực

Cảm xúc tiêu cực là cảm giác khi bạn thấy buồn bã, không hài lòng hay tổn thương. Cảm xúc tiêu cực có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. 

Khi xuất hiện những cảm xúc tiêu cực sẽ xuất hiện chất dẫn truyền thần kinh serotonin bên trong não bị thay đổi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho chúng ta dễ rơi vào tình trạng mất ngủ. Đồng thời ảnh hưởng đến sức khoẻ của tim, phổi,…

lam-sao-de-kiem-che-con-nong-gian

Bên cạnh đó, cảm xúc tiêu cực còn ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần như bị trầm cảm, thiếu tự tin,…Cơn nóng giận cũng là một trong những biểu hiện của cảm xúc tiêu cực. Do đó việc kiềm chế cơn nóng giận cũng như hạn chế các cảm xúc tiêu cực là điều cần thiết để khiến cuộc sống chúng ta hạnh phúc, thoải mái hơn. 

Có thể bạn quan tâm về Kỹ năng giải quyết xung đột

Cách kiềm chế cơn nóng giận hiệu quả

Khó khăn nào rồi cũng có cách để vượt qua và dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo. Đây là những cách kiềm chế cơn nóng giận hiệu quả đã được nhiều người thử nghiệm:

Không giữ thù hận: Đôi khi vì thù hận, ác cảm với ai đó đã vô tình khiến bạn thường xuyên bị cảm xúc tiêu cực xuất hiện. Chỉ một hành động của họ cũng khiến bạn thấy bực tức. Thay vào đó, bạn hãy tập cách buông bỏ, kiềm chế sự giận giữ với người khác, quên thù hận để có thể hướng tới niềm vui trong tương lai.

Bình tĩnh trong mọi tình huống: Đây là phương pháp cơ bản để bạn có thể rèn kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận. Hãy thật bình tĩnh để có thể nhìn nhận vấn đề một cách chính xác. Nếu không bình tĩnh thì bạn sẽ rất dễ nổi cáu, đánh nhau và như vậy bạn đã thất bại trong việc kiềm chế cơn bực tức của mình.

Viết ra giấy điều tốt đẹp: Nếu bạn cảm thấy giữ bình tĩnh quá khó hãy thử phương pháp này. Hãy cố tìm không gian yên tĩnh và viết ra giấy điều tốt đẹp mà bạn mong muốn. Điều đó sẽ giúp bạn tránh xa các suy nghĩ tiêu cực và cơn nóng giận cũng sẽ nguôi ngoai đi nhiều.

Tập giải toả cảm xúc: Hằng ngày bạn có thể tập thể dục, tập thiền,..Đây đều là những cách để giải toả cảm xúc tiêu cực bên trong bạn. Khi nóng giận bạn cũng sẽ biết cách để quản trị cảm xúc của mình tốt hơn.

Xem thêm về cách tạo năng lượng tích cực

cach-kiem-che-con-nong-gian

Một số câu hỏi thường gặp

Khi thực hiện kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận, có một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề này. Cụ thể gồm có:

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nóng giận?

Nóng giận có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của chúng ta. Ví dụ như tổn thương gan, dạ dày, phổi hay khiến não nhanh “già” hơn. Đặc biệt là nóng giận quá mức sẽ gây thiếu oxy cho cơ tim.

Do lượng huyết dịch chuyển lên mặt, não rất nhiều và lượng huyết dịch về tim bị thiếu đi. Đó là nguyên nhân làm cho tim co bóp không nhịp nhàng. Trên thực tế, nhiều người vì quá bực tức mà lên cơn đau tim, gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng. Vậy mới thấy không kiềm chế cơn nóng giận có ảnh hưởng xấu như thế nào.

Những cảm xúc tiêu cực thường đến từ đâu?

Cảm xúc tiêu cực thường đến từ trải nghiệm trong quá khứ. Ví dụ nếu hồi nhỏ bạn thường bị bố mẹ mắng chửi gây nên ám ảnh khiến bạn bị tổn thương. Điều đó khiến bạn về sau dễ bị cảm xúc tiêu cực chi phối nếu gặp phải các hình ảnh, sự vật gợi nhớ lại.

Nó cũng có thể đến từ do chính suy nghĩ, ý nghĩ của chúng ta. Mỗi người có những quan điểm khác nhau về sự vật, hiện tượng nào đó. Có người suy nghĩ cái đó tích cực nhưng có người lại cho rằng đó là tiêu cực. Khi bản thân cho rằng lời nói, hành động đó ảnh hưởng tiêu cực đến mình thì cảm xúc tiêu cực cũng xuất hiện.

Hai nguyên nhân kể trên thường tồn tại cùng nhau. Vì thế nếu muốn thay đổi cảm xúc tiêu cực thì bạn phải thay đổi từ bên trong suy nghĩ của mình. Phải giải toả được suy nghĩ tiêu cực thì mới có thể hướng tới những điều hạnh phúc trong tương lai.

Thực tế, cảm xúc tiêu cực hay cơn nóng giận xuất hiện phổ biến ở mỗi người. Quan trọng chúng ta cần biết cách để kiềm chế cơn nóng giận đúng lúc, đúng cách. Điều đó cũng chứng minh kỹ năng quản trị cảm xúc, kiềm chế cơn nóng giận là vô cùng quan trọng và cần thiết. 

Bạn đọc có thể xem thêm những bài viết về bí quyết xây dựng mối quan hệ hiệu quả Tại đây!

Bài viết liên quan

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Chia sẻ bài viết

Bài viết mới nhất