Trong cuộc sống chúng ta sẽ khó tránh khỏi xung đột với một ai đó. Có thể đó là xung đột trong công việc, xung đột về các vấn đề trong cuộc sống. Những lúc như vậy, kỹ năng giải quyết xung đột là rất quan trọng. Vậy kỹ năng hoà giải xung đột là gì? Làm thế nào để có thể quản lý xung đột hiệu quả.
Mục lục bài viết
Kỹ năng giải quyết xung đột là gì
Muốn biết kỹ năng giải quyết xung đột là gì thì chúng ta cần hiểu thế nào là xung đột. Xung đột là sự bùng nổ mâu thuẫn giữa những người trong cùng một nhóm khi thực hiện chung hoạt động. Xung đột là một khái niệm lớn hơn mâu thuẫn vì mâu thuẫn luôn tồn tại nhưng xung đột có thể có hoặc không xảy ra.
Xung đột có nhiều loại hình khác nhau bao gồm:
Xung đột nội tâm là xung đột trong tâm trí của mỗi cá nhân. Khi bạn tham gia vào nhiều nhóm với những lợi ích khác nhau, bạn có thể rơi vào trường hợp không biết chọn gì và xảy ra xung đột.
Xung đột cá nhân với cá nhân là xung đột giữa hai chủ thể khác nhau. Khi bạn cảm thấy cá nhân kia cản trở mình thì sẽ có thể xảy ra mâu thuẫn và lớn hơn là xung đột.
Xung đột cá nhân với tập thể. Loại xung đột này cũng gần giống với loại xung đột cá nhân với cá nhân. Nhưng khác ở điểm đây là bạn bất bình, không chấp nhận quyết định của tập thể.
Xung đột tâp thể – tập thể là loại xung đột khá phổ biến. Khi hai tâp thể cảm thấy đối phương đang phá hoại lợi ích của mình thì sẽ xảy ra xung đột này.
Kỹ năng giải quyết xung đột chính là khả năng quản lý cảm xúc, tìm ra phương hướng để ngăn chặn hoặc tận dụng xung đột. Xung đột nếu không được giải quyết kịp thời thì sẽ rất dễ dẫn tới bạo lực.
Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của kỹ năng quản lý xung đột trong các nhóm, tổ chức. Kỹ năng này đòi khỏi sự khéo léo trong giao tiếp để có thể tạo ra sự thay đổi tích cực.
Tìm hiểu thêm: Quản trị cảm xúc
Vai trò của kỹ năng giải quyết xung đột trong tổ chức
Kỹ năng giải quyết xung đột có vai trò rất quan trọng khi bạn muốn phát triển một môi trường làm việc hiệu quả. Nếu biết tận dụng kỹ năng mềm này một cách linh hoạt thì sẽ kích thích năng suất làm việc của các thành viên trong nhóm.
Không phải xung đột nào cũng xấu mà sẽ có cả những xung đột có lợi. Đối với xung đột có hại thì cần ngăn chặn để tránh ảnh hưởng tiêu cực của loại xung đột đó tới mọi người. Ngược lại, đối với xung đột có lợi thì người quản lý cần biết cách thúc đẩy thì sẽ có thể tăng khả năng sáng tạo, phát triển của mỗi cá nhân trong nhóm.
Có thể bạn quan tâm về kỹ năng xử lý tình huống
Nguyên nhân tạo ra sự mẫu thuẫn, xung đột trong nhóm
Có rất nhiều lý do tạo ra mâu thuẫn, xung đột trong nhóm. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
Do vấn đề truyền đạt: Có thể vì kỹ năng giao tiếp dẫn đến truyền đạt thiếu thông tin hoặc kỹ năng lắng nghe khiến việc nắm bắt thông tin không đủ. Tất cả đều có thể dẫn đến việc hiểu sai ý của nhau và dẫn đến mâu thuẫn, xung đột.
Do mục tiêu không tương đồng với nhau: Mỗi người sẽ có những mục tiêu, yêu cầu về lợi ích khác nhau. Khi này nếu cảm thấy lợi ích của mình bị xâm phạm thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn và xung đột trong tổ chức.
Do thiếu sự gắn kết: Một nhóm, tổ chức có hoạt động hiệu quả hay không thì sự đoàn kết là một trong những yếu tố quyết định. Đôi khi chính sự gắn kết không có dẫn tới những hiểu lầm, thiếu sự hoà hợp và xung đột xảy ra.
Xem thêm về cách kiềm chế cơn nóng giận
Cách giải quyết xung đột hiệu quả
Để có thể có kỹ năng giải quyết xung đột thì bạn cần luyện tập nhiều kỹ năng riêng lẻ ví dụ như quản trị cảm xúc, có tính công bằng,…Dưới đây là cách rèn luyện kỹ năng quản lý xung đột:
Xác định được đâu là nguồn gốc xung đột: Muốn quản lý xung đột thì phải biết căn nguyên của xung đột đó là gì. Nếu biết được mấu chốt vấn đề là gì thì sẽ có thể giải quyết đúng và nhanh chóng vấn đề.
Giữ được trạng thái bình tĩnh: Đây là một điểm lưu ý với tất cả những ai đứng ra giải quyết xung đột. Đôi khi người đứng ra giải quyết cũng sẽ bị cuốn theo sự bực tức, cáu giận của chủ thể đang xảy ra xung đột. Do đó việc giữ bình tĩnh là rất quan trọng.
Biết cách lắng nghe, thấu hiểu: Mục đích quản lý xung đột là có thể khiến người đang xung đột với nhau cảm thấy thoải mái. Vì vậy việc ghi nhận thông tin từ bên liên quan để có thể hiểu, thăm dò và đánh giá được vấn đề chính xác nhất.
Xem thêm về Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Công bằng khi quản lý xung đột: Ai cũng sẽ ưu tiên quyền lợi của mình trước tiên. Cho nên người tìm cách xoá tan xung đột phải biết cách công bằng thì mới có thể giải quyết thoả đáng mâu thuẫn xảy ra giữa các bên. Nếu không có sự công bằng thì xung đột rất khó có thể hoá giải được.
Thông qua đây có thể nhận thấy rằng kỹ năng giải quyết xung đột là vô cùng cần thiết, đặc biệt với những ai làm lãnh đạo, quản lý. Việc xung đột trong nhóm, tổ chức không còn xa lạ và trách nhiệm giải quyết của người quản lý đóng một vai trò rất lớn.
Mời bạn đọc xem thêm những thông tin về kỹ năng giao tiếp Tại đây!