Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh là chìa khóa giúp bạn thành công một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các phương pháp trong đàm phán để đạt được những lợi ích tốt nhất cho bản thân hay cho công ty của mình. Vậy kỹ năng đàm phán trong kinh doanh là gì? Các phương pháp đàm phán trong kinh doanh? Những nguyên tắc nào mà bạn cần nắm trong đàm phán, thương lượng. Hãy cùng nhau giải đáp các thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh là gì? Các phương pháp đàm phán trong kinh doanh
Kỹ năng đàm phán có thể được hiểu là bao gồm nhiều kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng thuyết phục và hợp tác để các bên đạt được lợi ích tốt nhất bằng cách thỏa hiệp với nhau.
Như vậy, đàm phán trong kinh doanh là sự trao đổi và thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau thống nhất về mục tiêu và cách giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích mà các bên quan tâm trong lĩnh vực kinh doanh.
Các phương pháp đàm phán trong kinh doanh thường gặp là:
- Đàm phán bằng gặp mặt trực tiếp
- Đàm phán qua điện thoại di động
- Đàm phán thông qua thư tín điện tử
Mục đích của đàm phán, thương lượng trong kinh doanh
Như đã đề cập ở trên, một cuộc đàm phán thành công khi tất cả các bên tham gia đều có thể đạt được những mục đích của mình bằng cách thỏa thuận, và đưa đến thống nhất chung về quyền và nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện. Như vậy, trước khi bước vào một cuộc đàm phán hay thương lượng, các bên cần xác định rõ mục tiêu đạt được sau cuộc đàm phán này là gì và mình cần làm gì để đạt được mục tiêu đó.
Tuy nhiên đàm phán trong kinh doanh không phải lúc nào cũng diễn ra đúng như trong kịch bản bạn chuẩn bị sẵn. Để đi đến sự thống nhất cuối cùng của các bên thì đòi hỏi các bên phải nhượng bộ và điều chỉnh trong giới hạn nhất định. Như vậy làm cách nào để có thể dung hòa được lợi ích của đôi bên, cũng như đạt được lợi thế tốt nhất cho bản thân thì phụ thuộc rất lớn đến kỹ năng và nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh mà bạn cần phải rèn luyện.
Những nguyên tắc cơ bản khi đàm phán trong kinh doanh
-
Thái độ, trang phục và cư xử chuyên nghiệp
Một điều rất quan trọng trong một cuộc đàm phán đó là những cử chỉ, hành vi, trang phục và thái độ của bạn. Bởi vì ấn tượng đầu tiên mà đối tác họ đánh giá đó là tác phong làm việc của bạn, chẳng hạn như trang phục, thái độ, cử chỉ và cách trình bày của người đàm phán.
Theo đó, một tác phong chuyên nghiệp sẽ ghi điểm trong mắt người đối diện, từ đó giúp bạn dễ dàng đàm phán trong kinh doanh một cách hiệu quả và thành công hơn. Như vậy, điều bạn cần làm ở đây là thái độ tôn trọng và chân thành với đối phương của bạn
-
Chú ý lắng nghe
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng khi đàm phán trong kinh doanh. Bạn hãy lắng nghe đối phương một cách chủ động và cẩn thận (đặt câu hỏi, ghi chép,..) để hiểu rõ mục đích của họ là gì, từ đó tận dụng tất cả những kỹ năng bạn có để thuyết phục đối phương chấp nhận những phương án mà bạn đề ra nhằm đạt được lợi ích tối đa nhất.
Xem thêm thông tin chi tiết về kỹ năng lắng nghe
-
Chuẩn bị kỹ càng trước khi đàm phán
Trong đàm phán kinh doanh, bạn phải lên kế hoạch cụ thể bằng cách ấn định thời gian, địa điểm, nội dung và lên danh sách những người tham gia đàm phán. Cùng với đó, bạn phải hiểu rõ bản thân hoặc công ty chú trọng điều gì để từ đó bạn có thể đạt được kết quả như mong muốn. Bạn càng lên kế hoạch cụ thể trước đàm phán, thì bạn sẽ dễ dàng được đạt kết đúng như nguyện vọng ban đầu của mình.
-
Áp dụng kỹ năng trình bày linh hoạt, khéo léo
Giữa bạn và đối tác đàm phán của bạn sẽ có những quan điểm chung nhưng cũng sẽ có những quan điểm và lợi ích xung đột với nhau, khi đó bạn cần khéo léo để dung hòa tình huống khi tham gia quá trình đàm phán trong kinh doanh. Như vậy, điều bạn cần lưu ý ở đây là giảm căng thẳng, đừng để hiện quan điểm phiến diện hoặc thẳng thắn cho rằng đối phương đã sai, bạn hãy điềm tĩnh, giữ thái độ nhẹ nhàng và thuyết phục đối phương nghe ý tưởng của bạn. Nếu có một vấn đề xảy ra tranh cãi gay gắt giữa các bên thì nên chuyển đề tài sáng các vấn đề khác cần giải quyết để không khí cuộc đàm phán trở nên dịu lại và tăng cơ hội đàm phán thành công hơn.
Bí kíp đàm phán hiệu quả trong kinh doanh
- Tránh trình bày quá nhỏ
- Hãy nhìn vào mắt đối phương khi đàm phán
- Có kế hoạch chuẩn bị cụ thể trước khi đàm phán
- Giữ thái độ bình tĩnh và chuyên nghiệp
- Luôn chủ động trong mọi tình huống
- Nếu được thì hãy để đối phương là bên đề nghị trước
- Biết lắng nghe đối phương một cách chủ động và cẩn thận
Một số câu hỏi thường gặp
Các nguyên tắc cần tuân thủ trong đàm phán kinh doanh quốc tế là gì?
- Xác định rõ mục tiêu và kế hoạch cụ thể khi đàm phán trong kinh doanh. Luôn giữ thái độ bình tĩnh và chuyên nghiệp trước mọi tình huống, đồng thời áp dụng những kỹ năng khéo léo và linh hoạt để giải quyết những vấn đề phát sinh.
- Xác định phong cách và văn hóa làm việc của bên mà mình sắp phải hợp tác. Từ đó lên kế hoạch cụ thể và thay đổi tác phong làm việc của mình cho phù hợp với đối tác để cuộc đàm phán diễn ra tốt đẹp.
- Áp dụng nguyên tắc đôi bên cùng có lợi trong đàm phán để kết hợp hài hòa lợi ích của mình và duy trì quan hệ hợp tác lâu dài với bên phía đối tác.
Ví dụ thực tế về các tình huống đàm phán trong kinh doanh
Công ty A có kế hoạch mua lại công ty B đang trong bờ vực phá sản. Mọi người đều nói đây là quyết định sai lầm và cuộc đàm phán này sẽ chẳng đi đến đâu vì công ty B không sinh ra được lợi nhuận. Tuy nhiên, người đứng đầu công ty A đã thấy được tiềm năng phát triển của công B và mua nó với một mức giá rất hời. Vài năm sau công ty B giờ đã trở thành công ty triệu đô trên thị trường chứng khoán và đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho công ty A.
Mời bạn đọc thêm thông tin tại xây dựng mối quan hệ để không bỏ lỡ cho mình bất kì thông tin thú vị nào!