Văn hóa giao tiếp là điều kiện tất yếu để bạn có thể kết nối với mọi người xung quanh. Vì thế bạn cần cải thiện kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả và khéo léo. Đối với những người khác nhau thì văn hóa giao tiếp họ hướng đến cũng khác nhau, tuy nhiên có những điểm chung mà bạn nên chú ý mỗi khi tham gia vào một cuộc trò chuyện. Vậy văn hóa giao tiếp là gì? Những cách nào để cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Văn hóa giao tiếp là gì? Nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt
Hiểu một cách đơn giản, văn hóa giao tiếp là tổng thể văn hóa để chỉ quan hệ giao tiếp của mỗi người trong xã hội, đó có thể là giao tiếp lịch sự, thái độ thân thiện, lời nói cởi mở, chân thành, hay có sự trân trọng lẫn nhau,…thông qua lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ,…
Tùy theo mỗi quốc gia mà văn hóa giao tiếp cũng sẽ khác nhau. Có những nơi họ theo phong cách nói chuyện thẳng thẳng trực tiếp, nhưng nó những nơi sẽ rụt rè khi nói chuyện với nhau. Dưới đây là những nét đặc trưng trong văn hóa của người Việt mà chúng ta thường hay bắt gặp:
– Thái độ giao tiếp: Vừa thích cởi mở, vừa rụt rè.
Người Việt của chúng ta có hai thái cực trái ngược nhau nhưng lại tạo thành một tổng thể rất hòa hợp trong giao tiếp, vừa cởi mở, vừa rụt rè. Điều này thể hiện sự linh hoạt và khéo léo trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam.
– Quan hệ giao tiếp: Lấy tình cảm và sự thân thiện là nguyên tắc hàng đầu.
Chính vì là một quốc gia nông nghiệp nên tình cảm và sự cởi mở mến khách từ lâu đã là văn hóa giao tiếp của người con đất Việt. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thái độ và cư xử với nhau một cách chuẩn mực có cả lý và tình, nhưng đâu đó vẫn trọng tình cảm hơn trong giao tiếp và ứng xử hàng ngày.
– Giao tiếp với người khác: sẽ tìm hiểu, quan sát và đánh giá.
Người Việt sẽ thường tìm hiểu kỹ về tuổi tác, nghề nghiệp, gia đình, trình độ học vấn của đối phương khi giao tiếp. Điều này thể hiện tính cộng đồng cao trong văn hóa truyền thống lâu đời. Bởi vì tính cộng đồng nên người Việt Nam thấy mình cần phải quan tâm đến người khác, nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Bên cạnh đó, do đặc thù trong văn hóa giao tiếp nên chúng ta thường chú trọng cách xưng hô và mối quan hệ đối với những người xung quanh.
– Biểu hiện của sự giao tiếp: tôn trọng danh dự
Khi chúng ta nói chuyện hoặc truyền đạt một điều gì đó thì nó có thể tạo nên tiếng tăm hoặc cũng có thể tạo nên tai tiếng. Chính vì thế người Việt thường cẩn trọng trong lời nói để không làm tổn hại đến danh dự và uy tín của bản thân.
– Cách thức giao tiếp: kết hợp hài hòa giữa sự tế nhị, khéo léo và hoà thuận.
Thông thường, thay vì đi thẳng trực tiếp vấn đề thì văn hóa giao tiếp của người Việt thường tế nhị và có sự cân nhắc trong cách ứng xử. Điều này tạo sự hòa thuận và không mất lòng giữa các bên.
Mời bạn đọc xem thêm thông tin chi tiết về Kỹ năng giao tiếp
Cách cải thiện kỹ năng văn hóa giao tiếp hiệu quả
Rèn luyện ngôn ngữ cơ thể
Thành công của cuộc giao tiếp phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó có ngôn ngữ cơ thể. Vì thế, trong khi giao tiếp với người khác, bạn nên duy trì sự thoải mái, tự nhiên, cố gắng lắng nghe dù bạn là người nói hoặc người nghe.
Một số biểu hiện cho thấy bạn đang quan tâm đến cuộc trò chuyện, bằng cách thông qua cơ thể mà người đối diện có thể nhận ra: ánh mắt, cử chỉ, dáng đứng, tư thế ngồi,… Vì thế bạn cần chú ý vào ngôn ngữ cơ thể để cải thiện văn hóa giao tiếp hiệu quả.
Cải thiện cách truyền đạt đến người nghe
Khi giao tiếp, bạn cần tránh cách nói dong dài, ấp a ấp úng, hãy sử dụng cách nói rõ ràng và mạch lạc. bạn có thể hỏi lại họ xem họ có hiểu những gì bạn nói hay không và luôn sẵn sàng để giải thích với họ.
Học cách lắng nghe
Để văn hóa giao tiếp đạt hiệu quả, bạn không nên ngắt lời đối phương hoặc làm gián đoạn cuộc trò chuyện. Thay vào đó, bạn cần lắng nghe một cách chủ động và hiểu họ đang muốn truyền đạt điều gì. Nếu bạn thấy không theo kịp những gì họ yêu cầu, hãy đặt câu hỏi và sắp xếp lại suy nghĩ của mình để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Thái độ và lời nói trong giao tiếp
Nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng cuộc trò chuyện có xu hướng bị thu hẹp, hoặc nội dung chỉ xoay quanh những các hội thoại nơi công sở? Đó là vì bạn chưa giao tiếp cởi mở và chân thành. Cho nên, trong một cuộc nói chuyện bạn hãy khép léo, chân thành và thành thật. Nếu bạn tạo ra được không khí nói chuyện như vậy, có thể bạn sẽ tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ và mở rộng mối quan hệ từ người khác.
Tùy từng đối tượng mà thái độ và lời nói bạn sử dụng cũng khác nhau. Đối với bạn bè, bạn có thể thoải mái nhất có thể, nhưng đối với người lần đầu tiên gặp bạn không nên sử dụng những từ ngữ dung tục và nhạy cảm. Hay đối với người lớn, bạn cần có thái độ kính trọng và lễ phép với họ.
Văn hóa giao tiếp ở từng quốc gia sẽ khác nhau nên thái độ và lời nói mà bạn sử dụng đối với họ vì thế cũng khác nhau. Có những ngôn ngữ là đối với bạn là bình thường nhưng đối với người ở quốc gia khác đó có thể là cấm kỵ. Hiểu văn hóa của từng quốc gia sẽ giúp bạn kết nối và giao tiếp tốt hơn với mọi người ở quốc gia đó.
Một số sai lầm bạn thường mắc phải khi giao tiếp
- Không chú tâm lắng nghe
- Đặt câu hỏi quá nhiều trong một cuộc hội thoại
- Kỹ năng truyền đạt kém khiến người khác hiểu sai ý
- Luôn luôn chứng tỏ mình đúng trong mọi trường hợp
- Không chịu trao đổi hay tương tác với người khác
- Sử dụng ngôn từ dung tục và không phù hợp với hoàn cảnh
Những rào cản văn hóa trong giao tiếp thường gặp
- Trang phục không phù hợp với hoàn cảnh hoặc phong tục tập quán nơi đó
- Ngôn ngữ giao tiếp kém, không phù hợp
- Có thói quen ngại giao tiếp với người lạ
- Căng thẳng và áp lực khi giao tiếp với người khác.
Để xem thêm những bí quyết phát triển mối quan hệ cần có của một doanh nhận, mời bạn đọc truy cập Tại đây!