Bạn đang gặp khó khăn trong việc bắt chuyện với người lạ? Hãy tham khảo ngay những cách sau đây

Ai cũng ít nhất một lần rơi vào trạng thái không biết nói gì, không biết hỏi gì khiến cho cuộc trò chuyện rơi vào bế tắc và nhạt nhẽo. Sau mỗi lần như vậy, chúng ta lại quay về nhà và tự hỏi tại sao mình lại giao tiếp kém đến như thế? Đừng lo, mọi chuyện sẽ đều có cách giải quyết của nó. Giao tiếp kém không phải là trường hợp hiếm có, bạn thường rơi vào trường hợp này bởi nhiều nguyên nhân. Có thể bạn không muốn giao tiếp cũng có thể bạn không biết phải mở lời với người lạ như thế nào? Hoặc là bạn cảm thấy lo âu, sợ hãi khi phải bắt chuyện với người lạ như thế. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc bắt chuyện với người lạ. Hãy tham khảo ngay những cách sau đây nhé!

bắt chuyện với người lạ

Nói chuyện với người lạ là gì? Tại sao chúng ta nên bắt chuyện với người lạ?

Nói chuyện với người lạ là cách bạn mở đầu một câu chuyện với một người mà mình không hề quen biết. Điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy khá ngượng ngùng, bên cạnh đó có cảm là cảm giác không muốn nói chuyện hoặc không biết phải mở lời thế nào?

Tại sao chúng ta nên bắt chuyện với người lạ? Người xưa có câu “ Trước lạ sau quen”, ban đầu là người lạ, sao đó qua nói chuyện, tìm hiểu nhau sẽ trở nên quen thuộc. Vậy làm sao để làm quen, bắt chuyện với người lạ? Tại sao người ta có thể làm quen dễ dàng đến vậy còn mình thì thấy thật sự khó khăn? Nếu bạn đang có những băn khoăn như trên. Đây chính là lúc cần tham khảo ngay những kỹ năng làm quen trong giao tiếp vừa nhanh lại hiệu quả.

Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc xem thêm về Kỹ năng giao tiếp

Những kỹ năng bắt chuyện với người lạ giúp bạn thu hút ngay từ lần đầu tiên

Hãy gạt bỏ sự lo âu, sợ hãi

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều cảm khó khăn khi bắt chuyện với người khác là bởi lo âu, sợ hãi. Điều này làm cho bạn thu mình lại ngay lập tức. Khiến cho bạn thất bại ngay từ khoảnh khắc đầu tiên. Hãy gạt sự âu lo sang một bên, hãy nghĩ là người ta cũng muốn nói chuyện cùng mình, hãy vượt qua chính mình, chủ động là người mở đầu câu chuyện.

Hãy thường xuyên luyện tập để bạn có thể tự tin hơn để bắt chuyện với người khác. Tâm lý lo âu sợ hãi xuất phát từ việc bạn chưa đủ tự tin với bản thân mình. Hãy luyện tập việc nói chuyện một cách thành thạo, tự nhiên hơn để dần cảm thấy tự tin, có nhiều chuyện để nói hơn

Nếu không biết nói gì, hãy chào trước

Người ta nói “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”, nếu lúc gặp người ta bạn vẫn chưa biết nói gì, hãy thể hiện hành động chào hỏi bằng cách gật đầu, bắt tay hoặc tốt hơn là một lời chào hỏi thăm sức khỏe. Những hành động đó sẽ để lại ấn tượng ban đầu vô cùng đẹp đẽ. 

Bạn có thể tham khảo một số câu sau: “ chào bạn”, “ chúc anh/chị ngày mới vui vẻ”. Sau màn chào xã giao đó bạn có thể cho người khác có cảm giác dễ chịu về mình, tạo nên ấn tượng tốt đẹp

Nhớ tên người khác ở lần đầu gặp mặt

Nếu bạn có trí nhớ tốt có thể nhớ thể nhớ tên người khác ngay ở lần đầu thì đó sẽ là một hợp thế rất lớn. Người khác sẽ không vui khi bạn quên hoặc nhớ nhầm tên của họ. Khi nói chuyện, bạn không thể cứ “Anh gì, chị gì ơi”. Do vậy, hãy cố gắng nhớ tên của họ. Nếu muốn nhớ tên họ lâu, khi nói chuyện bạn cứ xưng tên. Trong trường hợp không nhớ tên họ thì cũng đừng lo, hãy xin lỗi và hỏi lại tên.

Kỹ năng làm quen khi giao tiếp thể hiện qua sự chân thành, cởi mở

Hãy tưởng tượng nếu lần đầu gặp mặt, bạn có muốn làm quen với một người mà họ luôn tỏ ra cọc cằn, khó chịu không? Hãy bắt đầu cuộc giao tiếp bằng nụ cười. Đó như một liều vắc xin đưa câu chuyện bạn trở nên dễ dàng hơn, thu hẹp khoảng cách của người với ngườii. Hãy nhìn thẳng vào đối phương, nở một nụ cười thân thiện và ánh mắt tươi tắn. Lan tỏa niềm vui tới người khác. Những hành động tưởng chừng nhỏ như thế nhưng cũng khiến đối phương cảm thấy có thiện cảm với bạn, tạo ấn tượng ban đầu rất tốt.

Tham khảo thêm về cách cải thiện giao tiếp kém

Tìm ra điểm đồng điệu

Tìm ra điểm chung của bạn và đối phương để có thể bắt đầu câu chuyện một cách dễ dàng. Đơn giản có thể là cùng một màu áo. Không chỉ sự đồng điệu bề ngoài, sự đồng điệu trong quan điểm không những có giúp câu chuyện diễn ra suôn sẻ mà còn phát triển mối quan hệ dài lâu

Sử dụng linh hoạt body language (ngôn ngữ cơ thể)

Cuộc trò chuyện sẽ trở nên thú vị nếu bạn kết hoạt linh hoạt những cử chỉ cơ thể. Quan sát ngôn ngữ cơ thể cũng giúp bạn nhận biết được diễn tiến của cuộc trò chuyện. Chẳng hạn: đối phương ngó lơ, hay để ý chỗ khác, thở dài,… là biểu hiện của việc không hứng thú hoặc bắt đầu chán.Việc giao tiếp bằng ánh mắt, nụ cười cũng là cách ghi điểm đối với đối phương.

Xem thêm về Tự tin giao tiếp

Những lưu ý cần tránh khi giao tiếp

Để trở thành người giao tiếp thông minh, duyên dáng bạn cần tránh mắc những lỗi sau đây:

Nhiệt tình, cởi mở trong giao tiếp thì quá tốt nhưng câu chuyện không được đi quá xa, hãy kiểm soát câu chuyện nằm trong giới hạn của nó. Tránh hỏi những câu hỏi tế nhị, tránh đánh giá sự việc, tránh nhận xét mang ý kiến chủ quan. Tránh những câu bông đùa kém duyên. 

Bạn hãy khai thác chủ đề một cách khéo léo, thích hợp với từng hoàn cảnh, tình huống giao tiếp. Hãy chú ý đến đối tượng giao tiếp, tùy thuộc vào đối tượng mà bạn phải có những cử chỉ, lời nói đúng chuẩn mực

Tránh những câu hỏi làm quen theo công thức chung, hay ép phải chào theo cách này cách kia. Điều đó sẽ gây nhàm chán đối với đối phương vì họ đã biết bạn muốn nói gì và khiến không khí trở nên gượng gạo hơn.

Mời bạn đọc xem thêm thông tin về phát triển mối quan hệ để tìm ra được cho mình những phương pháp phù hợp giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp.

Bài viết liên quan

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Chia sẻ bài viết

Bài viết mới nhất